I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :Trẻ biết tên bài hát, biết hát theo nhạc của bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Nhận biết được một số dụng cụ âm nhạc như song loan, sắc xô, phách tre, trống…
Bạn đang xem: Giáo án âm Nhạc Dạy Hát đường Em đi
2. Kỹ năng: Phát triển khả năng ca hát cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ. Phát triển tai nghe cho trẻ, rèn cho trẻ khả năng tập trung trong giờ học.
3 Thái độ:
– Trẻ tích cực tham gia tiết học sôi nổi, hứng thú.
– Giáo dục trẻ khi đi trên đường đi đúng phần đường của mình, đi trên vỉa hè hoặc đi về phía tay phải theo phần đường dành cho người đi bộ.
II. Chuẩn bị
– Giáo án điện tử, một số đồ dùng âm nhạc: Sắc xô, trống, song loan, phách tre…
– Mũ chóp kín, mũ múa cho 3 tổ.(Mũ đèn xanh, đỏ, vàng)
– Trang phục của trẻ gọn gàng, thoải mái.
– Nhạc không lời bài hát “Đường em đi, Đi đường em nhớ”
– Địa điểm: Trong lớp trẻ ngồi hình chữ u.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú
– Xúm xít – xúm xít.
– Cho trẻ ngồi quanh cô và đàm thoại:
+ Hôm nay các con đi học có vui không?
+ Thế ai con đi học? Đi bằng phương tiện giao thông gì?
– Cho trẻ quan sát một video.
Xem thêm : Giao An âm Nhạc Dạy Hát đi Dép
– Chuyện gì xảy ra khi mẹ đưa bé đi học?
– Vì sao bị tại nạn?
+ Khi ngồi trên các loại phương tiện đó thì con ngồi như thế nào? Đầu phải đội gì? Vì sao?
– GD: Trẻ dậy sớm để đi học đúng giờ và khi ngồi trên các loại PTGT phải ngồi yên trật tự cho người lớn yên tâm bình tĩnh lái xe không được dục và gây mất tập trung như bạn nhỏ thì sẽ bị tai nạn trên đường.
– Có một bài hát rất hay nói về con đương em đi không biết nội dung bài hát thế nào các con lắng nghe cô hát bài “Đường em đi”. Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân.
Hoạt động 2:Dạy hát: “Đường em đ”
Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân
* Cô hát mẫu
– Cô hát lần 1: không nhạc đệm. Giới thiệu tên bài hát, tác giả
+ Giảng nội dung: Bài hát nói nhắc nhở các bạn khi đi trên đường phải luôn đi về bên phải đường, không đi ở bên trái vì vi phạm luật giao thông mà còn có thể bị tai nạn giao thông đấy. Liên hệ thực tế giáo dục trẻ ở gần đường không chơi, nô đùa ở gần đường giao thông.
– Cho trẻ đi về chỗ đọc thơ “Chúng em chơi giao thông”
– Cô hát lần 2: Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
* Trẻ hát
– Trẻ hát cùng cô 2, 3 lần
– Tổ, nhóm, cá nhân hát
– Cô bao quát sửa sai cho trẻ
– Con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát của tác giả nào?
Hoạt động 3: Nghe hát: Đi đường em nhớ – NS Hoàng Văn Yến
Xem thêm : Nhạc Lý Cơ Bản Tác Giả Tiến Dũng
– Nhìn xem – nhìn xem.
– Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì nào?
– Ai biết hình ảnh có ai? Ông và bạn nhỏ đi ở đâu? Xe cộ thì đi thế nào?
– Hình ảnh đó cũng là nội dung bài hát cô gửi tặng các con đấy! Đó là bài hát“Đi đường em nhớ”do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác đấy!
– Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả
+ Giảng nội dung bài hát: Bài hát muốn giáo dục các con khi đi ra đường phố người bộ đi trên vỉa hè, xe cộ đi dưới lòng đường, các ngã ba ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông thì các con phải thực hiện theo.
– Cô hát lần 2: Hát kết hợp múa minh họa.
– Cô hát lần 3: Mời trẻ hưởng ứng cùng cô.
– Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
– Cô thưởng cho lớp mình trò chơi “Tai ai tinh”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi
– Cô nêu cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, gọi một trẻ khác đứng lên gõ hoặc chơi một dụng cụ âm nhạc bất kì. Cô đố trẻ đội mũ chóp, bạn vừa chơi loại dụng cụ âm nhạc gì, nếu trẻ chưa đoán đúng, cô yêu cầu bạn chơi lại, để trẻ đoán. Cô cần động viên, khuyến khích trẻ chơi.
– Cho trẻ chơi 2-3 lần
– Tổ chức cho trẻ chơi
– Cô bao quát động viên trẻ chơi
– Củng cố nhận xét khen trẻ
Hoạt động 5: Kết thúc
– Cho trẻ ra chơi vừa đi vừa hát bài “Đường em đi”
Nguồn: https://dayhocdan.edu.vn
Danh mục: Đào Tạo