Hiện nay, nhạc trẻ đang là dòng nhạc hót, dòng nhạc thị trường, khiến người ta nhanh thích, nhanh chán. Anh em chơi tiêu sáo (sáo trúc) lại cứ muốn tập thổi mấy bài đó vì các lý do nào đó, có thể là hợp với suy nghĩ, tâm trạng, … trong khi lại không đọc được sheet nhạc, cũng ít khi tìm được sheet, lại chưa có cảm âm bài hát trên mạng, lại phải tập bài mới nhiều. Sau đây mình xin chỉ các bạn một ít về phương pháp cảm âm bài hát cho tiêu sáo (sáo trúc). Hi vọng giúp được 1 phần nào đó cho các bạn trong việc tập thổi tiêu sáo, có thể chơi nhiều bài mới hơn nhờ cách cảm âm bài hát. (tự cảm âm bài hát sẽ có nhiều lợi ích, không chỉ là không cần đến cảm âm bài hát trên mạng, mà nó còn giúp việc tiếp nhận cảm xúc nhạc phẩm tốt hơn)
Sau bài viết này, nếu vẫn không cảm âm bài hát được, hoặc không có thời gian thì mọi người có thể xem cảm âm bài hát rồi tập tại ” chuyên mục cảm âm bài hát “. Tuy nhiên, dù là các bạn đọc được sheet nhạc, hay có cảm âm bài hát, việc tự cảm âm bài hát được rất hữu ích cho việc dồn cảm xúc vào nhạc phẩm, vì khi đã cảm âm bài hát được, thì tay, hơi và cảm xúc nó xem như là một.
Bạn đang xem: Học Cách Cảm âm Sáo Trúc
Quy tắc để cảm âm bài hát đó là: nghe -> cảm -> ngón và hơi -> nốt nhạc.
Để luyện cảm âm bài hát, hãy làm cách ngược lại. Thổi từng nốt, cảm nhận và nghe từng nốt một. Mọi người có thể xông hơi, về kỷ thuật xông hơi, lên youtube serch : ” xông hơi sáo công thơm” là ra video hướng dẫn nhá! Cần chú ý 1 điều là phải nghe và cảm nhận khi xông hơi. Tiếp đó, các bạn phải tập thêm cả các giai điệu, chứ không phải từng nốt một.
Điểm cốt yếu ở cảm âm bài hát đó là: các nốt nhạc cách không đều nhau, do-1-re-1-mi-1/2-fa-1-sol-1-la-1-si-1/2-do2.
Xem thêm : Học Thổi Sáo Trúc Mão Mèo
Vì thế nên, khi các bạn thổi nốt đầu tiên không đúng giọng, tức là bắt đầu không đúng, thì việc không thể cảm âm bài hát được là đương nhiên vì nó dính thăng giáng. Ví dụ: cảm âm bài hát đúng là do-re-fa, nếu thổi từ mi thì sẽ là mi fa# sol, vì từ do-1-re trong khi từ mi-1/2-fa, nên nốt fa phải thổi fa thăng, đó là lý do mà chúng ta không cảm âm bài hát được. Trong nhạc lý có quy định về giọng của nhạc phẩm, như là gióng fa trưởng, fa thứ, đô trưởng, đô thứ, … ở mỗi giọng đó đều có quy tắc nốt nào phải thăng, nốt nào phải giáng. Nên là khi dịch dọng của nhạc phẩm, dân nhạc thường dịch rất đơn giản vì họ chỉ cần nhấc các nốt lên 1 khoảng nào đó là được. Khi các bạn dùng encore để soạn nhạc bạn sẽ hiểu rõ hơn điều này. Ví dụ: do-re-fa ở một giọng nào đó, nhưng chuyển qua giọng khác có fa# thì chỉ việc chuyển nốt do thành mi, các nốt khác cứ nâng lên mi-fa-sol, nhưng ở đầu khuông nhạc đã quy định tất cả nốt fa phải là fa# rồi. Vậy nên điều cần chú ý ở đây đó là: chọn giọng phù hợp, tức chọn nốt đầu tiên đúng để khi cảm âm bài hát không bị dích thăng giáng. Ngoài ra, đây chính là lý do mà chúng ta phải tập cảm âm bài hát bằng việc thổi giai điệu chứ không phải nghe cảm từng nốt.
Điều cần thiết trong cảm âm bài hát là: chúng ta phải tập cảm âm bài hát
Cách tập như sau: Lần, mò, hoặc nhìn sheet, hoặc hỏi, hoặc nhìn cảm âm bài hát, để biết nốt đầu tiên. Sau đó cố gắng lần mò tiếp, chày cối, không nhìn cảm âm bài hát. Trong trường hợp không biết nốt đầu tiên, các bạn cứ thổi thử từng kiểu một, khi nào hết thăng giáng thì thôi. Bí quyết để xác định ở đây đó là các điểm quan trọng như: mi-fa, si-do, là đô, hãy cố gắng nghe và cảm nhận các điểm đónhiều, thì khi gặp 1 bài, bạn chỉ việc tìm câu từ nào dính nốt đó là phang trước, xong cảm âm bài hát lần lại các nốt khác, có thể là lần lại các nốt trước nó. Trước đó nhớ là phải thuộc giai điệu nhạc phẩm, hãy tập hát hoặc ầm ừ giai điệu trước đã.
Ngoài ra, ở đây mình cũng nói luôn về việc dịch giọng cho tiêu sáo ở những giọng có ít thăng giáng (chỉ có nốt sib)
Các nốt : do re mi fa sol la la# si do2 khi dịch nó lên 5/2 cung sẽ thành Fa Sol La La# Do2 Re2 Re2# Mi2 Fa2, nốt re# là từ nốt la# chuyên lên, nên là nếu ko có la# thay vì thổi đo rê các bạn có thể thổi fa sol, tức là dịch được từ đô lên fa hoặc sol lên do2. Tuy nhiên nếu trong bản nhạc có nốt sib thì khi chúng ta dịch 5/2 cung sẽ lại có thăng giáng ,nốt la# thì chơi được, chứ nốt re# thì hơi chuối. Trong trường hợp này, chúng ta dịch lên 7/2(do lên sol hoặc fa lên do2)cung lại hết. Sol La Si do2 Re2 Mi2 fa2 Fa#2 Sol2, vì thường thì trong bản nhạc có nốt sib thì ko có nốt si nữa.
Xem thêm : Lớp Học Sáo Trúc ở Vũng Tàu
Bài viết trên của mình có thể thừa đối với một số bạn đã cảm âm bài hát được. Dù là tự nhiên hay tập luyện, thì thực tế đầu óc cũng phải qua quá trình rèn luyện mà thành. Thế nên, đừng nhùn bước nếu bản thân không thực hiện được. Bộ não mình tiếp thu dựa trên thói quen. Cái mình đang nói đến chính là nó, cứ mày mò rồi sẽ được, nhớ là phải tự mày mò ấy nhé. Đừng thụ động dựa vào mấy cái cảm âm bài hát trên mạng. Việc tự cảm âm bài hát hay không nó không quan trọng, cái quan trọng là nếu các bạn có khả năng tự cảm âm bài hát, thì việc dồn cảm xúc vào tác phẩm sẽ dể dàng hơn.
Nếu bài viết có sai sót gì, mọi người hãy đóng góp ở phần bình luận bên dưới nhé! Hi vọng nó bổ ích với các bạn. Hãy chia sẽ cho mọi người nhé!
NHỚ ĐỂ LẠI GÓP Ý Ở PHẦN BÌNH LUẬN!
Mình rất vui khi các bạn đã đọc bài viết này!
Nguồn: https://dayhocdan.edu.vn
Danh mục: Học Sáo trúc