Xem thêm : Vì Sao Nên Học Nhạc Jazz Vietnam Jazz Music
– Phụ lục 2: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữViệt Nam tới năm 2000. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hồ Chủ Tịch vớivấn đề giải phóng phụ nữ, 1976.IV. NỘI DUNG CƠ BẢN1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triểnNgày nay, trong nghiên cứu và giảng dạy về các mối quan hệ xãhội giữa nam giới và nữ giới, về các vấn đề bất bình đẳng giữa nam giớivà nữ giới, thuật ngữ giới, bình đẳng giới, giới, giới và phát triển ngàycàng được dùng thay cho các thuật ngữ phụ nữ học, giải phóng phụ nữ,bình đẳng nam -nữ. Có thể nói nghiên cứu về giới là một giai đoạn pháttriển mới của phụ nữ học, do đó giới không tách rời phụ nữ học. Nộidung nghiên cứu vẫn chú trọng đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ vàcác chiến lược tiến đến xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưngcách tiếp cận có thay đổi. Thay vì chỉ chú trọng đến phụ nữ, khoa học vềgiới chú trọng đến phụ nữ trong mối quan hệ giữa nữ giới và nam giới.Có nghĩa là các vấn đề bình đẳng nam-nữ, phát triển, xóa bỏ phân biệtđối xử đối với phụ nữ liên quan đến cả nữ giới lẫn nam giới. Cải tiếnmối quan hệ nữ giới – nam giới là trọng tâm của khoa học về giới.Như vậy, ngày nay, hai thuật ngữ phụ nữ học và giới đều đangđược giới nghiên cứu và giảng dạy sử dụng để nói về những nội dungnghiên cứu tương tự liên quan đến tình trạng thiết thòi của phụ nữ vàcác vấn đề bình đẳng giới. Một điều cần lưu ý là không nên xem các cácvấn đề giới là những vấn đề riêng của phụ nữ. Cách nhìn và cách hiểunày vẫn còn tồn tại ở nhiều người. Theo nhãn quan của họ, phụ nữ haygiới cũng đều là những vấn đề riêng của phụ nữ, không liên quan đếnnam giới. Cần nêu rõ đây là một cách nhìn không đúng với quan điểmcủa khoa học về giới.23Lịch sử phát triển của khoa học về giới khởi đi từ phụ nữ học, dođó, các phần tiếp theo sẽ trình bày về sự phát triển của phụ nữ học.2.Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là mộtkhoa họcTừ nửa sau thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện những bài giảng vềnữ quyền ở các trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH)được dùng lần đầu tiên cho những giáo trình để chỉ những giáo trìnhnày. Ở Mỹ, dù bị chống đối mạnh mẽ, phụ nữ học đã phát triển nhanhchóng:Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trìnhđào tạo ở bậc cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu vềnữ quyền gia tăng mạnh mẽ.Ở Pháp, trước thập niên 1990, các chương trình và các cấp bằngvề phụ nữ học thường không được đa số giảng viên/ giáo sư đại họcchấp nhận. Gần đây, người ta nhận thấy ngày càng có nhiều môn họctrong một số ngành có kết hợp/lồng ghép yếu tố giớiTrong lúc các trung tâm nghiên cứu phụ nữ hiện hữu ở các đại họcLyon 11, Paris 7, Paris 8, Rennes, Toulouse 2 tiếp tục thu hút sinh viêntheo học các môn phụ nữ học, thì các nhóm/ trung tâm nghiên cứu mớivề PNH ở Nantes, Lille, đã trở nên rất tích cự trong giảng dạy và giảngdạy về phụ nữ học. Các trung tâm này tổ chức thường xuyên các cuộchội thảo, phối hợp các chương trình đào tạo, hướng dẫn luận án tiến sĩvà cao học, cung cấp tư liệu cho sinh viên. Các trung tâm PNH này mởrộng phạm vi hoạt động, hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, tìmnguồn kinh phí hỗ trợ ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Cácchương trình cao học về PNH dần dần được thừa nhận ở các đại học24Pháp trong thập niên 1990.Như vậy, phụ nữ học là một khoa học mới mẻ nhưng phát triển rấtnhanh chóng tại hầu hết các ác đại học trên thế giới.Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống kháclà những nghiên cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong tràochính trị, xã hội ở ngoài các trường đại học.Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ với cácchuyên gia trong các khoa học truyền thống là họ hướng tới một phongtrào góp phần cải tiến xã hội.Các hội nghị quốc tế về phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến cácnghiên cứu về phụ nữ. Đã có các hội nghị quốc tế về phụ nữ vào cácnăm:- 1975: Mexico (Mexico)- 1980: Copenhagen (Đan Mạch)- 1985: Nairobi (Kenya)- 1995: Bắc Kinh (Trung Quốc)- 2000: Bắc Kinh +5 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặcbiệt thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).- 2005:Bắc Kinh + 10 tại New York (Mỹ) tại phiên họpđặc biệt thứ 49 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).Sau hội nghị Mexico, Liên Hiệp Quốc đã đề ra thập kỷ phụ nữ từ1976 đến 1985.Sau hội nghị ở Copenhagen, một mạng lưới các nhà nghiên cứu25về PNH được thiết lập, mạng lưới này hoạt động hữu hiệu trong nămnăm từ 1980 đến 1985. Hội nghị Nairobi năm 1985 có số người tham dựđông gấp bốn lần hội nghị Copenhagen, có nhiều đoàn từ các nước đangphát triển. Hội nghị Nairobi đánh giá những kết quả đạt được trong thậpkỷ phụ nữ, và đề ra chiến lược “BÌNH ĐẲNG, PHÁT TRIỂN, HÒABÌNH”. Tại diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ tại hội nghị quốc tếvề phụ nữ ở Bắc Kinh, đã có khoảng 30.000 người tham dự. Hội nghịđánh giá việc thực hiện chiến lược đã đề ra ở Nairobi. Dưới khẩu hiệu“Nhìn thế giới qua mắt người phụ nữ”, nhiều chủ đề của hội nghị chothấy sự gắn kết của phụ nữ vào những vấn đề chung của thế giới nhưtoàn cầu hóa, chiến tranh và hòa bình, phát triển, môi trường.Hội nghị Bắc Kinh +5 về phụ nữ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10tháng 6 năm 2000 trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York (Mỹ).Khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốccó chủ đề: “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hòa bìnhcho thế kỷ 21” (gọi tắt là Bắc Kinh +5).Năm 1995, Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ diễn ra tại BắcKinh (Trung Quốc) đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnhHành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ (CLHĐ). Sau 5 năm triểnkhai thực hiện, LHQ quyết định triệu tập Khóa họp đặc biệt này nhằmmục đích đánh giá tình hình thực hiện CLHĐ và xác định các sáng kiếnvà hành động tiếp theo để đạt được bình đẳng giới cho Thế kỷ 21.Đây là lần đầu tiên có Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQvề phụ nữ. Hội nghị được triệu tập để tạo cơ hội cho các Chính phủ mộtlần nữa khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của CLHĐ.Tham gia Hội nghị có đại biểu của 189 quốc gia thành viên, đại26diện các cơ quan LHQ và các cơ chế quốc tế, khu vực, các tổ chức phichính phủ. Tổng cộng có khoảng 1 vạn đại biểu, trong đó có 6 Phó Tổngthống, 1 Thủ tướng, 6 Phó Thủ tướng, 99 Bộ trưởng hoặc tương đương,64 Thứ trưởng hoặc tương đương.3. Một số đặc điểm của phụ nữ học.Từ hàng bao thế kỷ, phụ nữ đã là một đối tượng nghiên cứu, vậyphụ nữ học ngày nay có gì khác? Theo Sheila Ruth, những công trìnhnghiên cứu phụ nữ trước đây thường có quan điểm:- Phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được cáinhìn riêng về mình.- Phụ nữ được nghiên cứu trong một phần nào đó của côngtrình như là một phần phụ thuộc.- Có những quan điểm “ghét phụ nữ”. Thành kiến đối vớiphụ nữ dần dần trở thành một lý thuyết khoa học và được chấpnhận.Theo một số nhà khoa học, nếu các nghiên cứu về phụ nữ khôngxuất phát từ quan điểm xem phụ nữ là một tầng lớp bị áp bức thì khôngthuộc phạm vi nghiên cứu phụ nữ học hiện đại. Một số khác đề nghịcách tiếp cận trung dung hơn, không nhất thiết phải có thiên kiến về tìnhtrạng bị lệ thuộc của phụ nữ.Tính chất liên ngành của phụ nữ học.Tiếp cận liên ngành là điều không thể thiếu trong khi nghiên cứuphụ nữ học. PNH có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học xã hộikhác như xã hội học, tâm lý học, dân tộc học, luật, lịch sử, y học, môitrường. Trong khi nghiên cứu, PNH chú ý các điểm tương đồng và dị27biệt giữa nam và nữ giới.Nghiên cứu các vấn đề xã hội với quan điểm tiếp cận giới sẽ làmthay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng như các đề nghị về giải pháp.Xuất phát từ các phong trào giải phóng phụ nữ, đấu tranh cho nữquyền nên PNH có tính mục đích, tính ứng dụng rất cao. Đây là mộtlãnh vực nghiên cứu liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữanhà nghiên cứu và những người tham gia phong trào, xây dựng dự án.4. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ họcPhụ nữ học là một khoa học mới lại phát triển nhanh, nên chưa cómột định nghĩa được đại đa số chấp nhận.Theo Bách khoa Tự điển Wikipedia, PNH là một khoa học liênngành nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, nữ quyền, giới vàchính trị. PNH thường bao gồm lý thuyết về nữ quyền, lịch sử phụ nữ,lịch sử xã hội, văn học phụ nữ, sức khỏe phụ nữ, nghiên cứu về giới.Vào cuối thập niên 1960, PNH được thiết lập như là một ngànhhọc riêng biệt, đó là lúc làn sóng thứ hai của nữ quyền đã đạt đượcnhững thắng lợi trong giới khoa học nhờ những hoạt động tích cực củagiảng viên và sinh viên.Ruth quan niệm rằng PNH là một tiến trình, một mảnh đất mớiđược khai phá. Một số nhà nghiên cứu Úc cho rằng lúc đầu PNH gắnvới phong trào giải phóng phụ nữ, tiến đến xóa bỏ những bất bình đẳngvề giới và giải phóng phụ nữ. Gần đây, những người sáng lập Hội Quốcgia nghiên cứu về phụ nữ ở Úc cho rằng PNH là một chiến lược giáodục nhằm tiến đến những đổi mới trong xã hội. Lý do là vì xã hội mà tađang sống còn phân biệt giới tính, người phụ nữ còn bị hạ thấp phẩmgiá, bị lệ thuộc và bị ngược đãi.28Các mục tiêu của phụ nữ học:- Phân tích tính thống trị của các quan điểm của nam giớitrong kiến thức lịch sử, tạo ra những kiến thức mới và những giátrị mới thông qua việc nghiên cứu tích cực kinh nghiệm của phụnữ.- PNH nhằm đạt đến sự thay đổi ý thức của phụ nữ về chínhngười phụ nữ: hình ảnh, tư cách, quyền lợi, vị trí, sự tham gia củangười phụ nữ trong thế giới.- Thay đổi những ước vọng của phụ nữ dựa trên cơ sở ý thứcđã được thay đổi, lòng tự tin đã được củng cố, từ đó người phụ nữcó những lựa chọn mới cho mình và cho xã hội.- Cải thiện những quan hệ giữa nam và nữ giới, tiến tới quanhệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau.- Gây ý thức ở mọi tầng lớp, nam cũng như nữ, về những giátrị của cuộc sống: lòng nhân ái, công bằng xã hội, chất lượng cuộcsống.- Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.- Chấm dứt cuộc chạy đua đến sự phá hủy hành tinh, tăngcường bảo vệ môi trường.- Đấu tranh cho hòa bình của thế giới.Về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ:Một thực tế kéo dài trong lịch sử và ở khắp nơi trên thế giới làphụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình cũng như ngoàixã hội, phụ nữ bị áp bức, bị đối xử không bình đẳng.29Mặc dù phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, vào côngcuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nhưng rất ít tài liệu viết về lịch sử củaphụ nữ, cho nên ngay chính người phụ nữ cũng không hiểu rõ bản sắccủa chính mình. Điểm qua lịch sử, ta thấy phụ nữ bị tước mất cácphương tiện để tự nhận thức về mình. Vì vậy, phụ nữ thường có xuhướng tin vào những hình ảnh huyền thoại về mình, hình ảnh do namgiới vẽ ra, ngay cả khi hình ảnh đó xung đột với thực tại. Phụ nữ bị ngăncản nên không thể nhận biết về mình. Phụ nữ được dạy rằng chỉ cần biếtngười khác nhìn về mình như thế nào là đủ cho sự tồn tại của phụ nữ rồi.5. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP.HCM5.1 Từ nghiên cứu phụ nữ đến nghiên cứu về giới, mối quan tâmngày càng gia tăng trong thập niên 1990.Tại Việt Nam, những nghiên cứu về phụ nữ đã được tiến hànhtương đối sớm. GS. Lê thị Nhâm Tuyết đã cho xuất bản quyển sách“Truyền thống phụ nữ Việt Nam” ngay từ những năm 1960, và sách nàyđã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Tuy nhiên, phải đợi đến thậpniên 1980 nghiên cứu PNH mới thật sự có vị trí trong giới khoa học vớiviệc thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ do Giáo sư LêThi làm giám đốc. Cũng trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu vềGiới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) được thành lậpdo Giáo sư Lê thị Nhâm Tuyết làm giám đốc. Điểm đáng lưu ý làCGFED là một cơ quan nghiên cứu mang tính chất phi chính phủ, tựhạch toán, không có kinh phí của nhà nước.Có thể nói rằng tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, cho đến thậpniên 80, nghiên cứu phụ nữ học như là một hoạt động khoa học hãy cònxa lạ đối với nhiều người. Lúc ấy, nói đến phụ nữ, người ta dễ dàng liêntưởng đến Hội Liên Hiệp Phụ Nữ như là một phong trào chính trị xã hội,30hoạt động dưới khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền.5.1.1 Đầu thập niên 90, các cơ quan nghiên cứu về phụ nữ và các tổchức hoạt động của phụ nữ và vì phụ nữ tại TP.HCM còn rất hiếmhoi. Chỉ có:- Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ Nữ thuộc ViệnKhoa học Xã hội TP.HCM, sau đó đổi tên là Trung tâm Nghiêncứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình và nay là Trung tâm Nghiêncứu về Giới và Phát triển. Các chủ đề nghiên cứu của Trung tâmchú trọng đến việc phân tích địa vị, vai trò của người phụ nữ tronggia đình và trong xã hội, phụ nữ và hạnh phúc gia đình, tình trạnghọc vấn của phụ nữ…- Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chú trọng đến các hoạt động xã hội,nhằm vận động phụ nữ tham gia thực hiện các chủ trương chínhsách của nhà nước. Các hoạt động vì phụ nữ của hội thường ởmức độ đem lại phúc lợi cho phụ nữ, đặc biệt là trong lãnh vựcchăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.Kế hoạch hóa gia đình là công việc của ngành y tế, phụ nữ là đốitượng vận động chủ yếu, các phương thức còn nặng về mệnh lệnh vànhẹ về nâng cao nhận thức, hiểu biết và tính tự nguyện.- Một ít nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có đề cập đếnvai trò của phụ nữ như là một tác nhân phát triển nhưng nhữngkiến thức ấy rất hạn chế trong một số ít người, chưa đủ sâu rộngđể tạo thành một trào lưu nhận thức trong giới nghiên cứu.5.1.2 Tuy đã có hội nghị Nairobi về phụ nữ năm 1985 với chiếnlược bình đẳng, phát triển, hòa bình, nhưng những thông tin về cácxu hướng mới này còn ít và gián đoạn. Cho đến những năm cuối31của thập kỷ 80, Việt Nam mới mở cửa chưa lâu, do đó các nguồnthông tin, trao đổi với giới nghiên cứu và với các nhà hoạt động nữquyền trên thế giới còn rất thưa thớt.Có thể nói rằng tại TP.HCM, cho đến đầu thập niên 90, các kháiniệm về giới, tiếp cận các vấn đề theo quan điểm giới chưa được nhữngngười nghiên cứu về phụ nữ biết đến. Điều thuận lợi là Nhà nước ViệtNam có chính sách giải phóng phụ nữ, chủ trương bình đẳng nam nữ,nhờ vậy những nghiên cứu về phụ nữ cũng được phát triển theo hướng“tăng quyền lực cho phụ nữ”, như ngôn ngữ chúng ta dùng ngày nay.Các chủ đề phụ nữ trong khoa học kỹ thuật, phụ nữ tham gia sản xuất,đề xuất các chính sách hỗ trợ lao động nữ… thường được đề cập đến.Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu là chú ý khai thác những ưu thế, nêugương phụ nữ vượt khó khăn để thành công, hơn là chú ý nghiên cứunhững vấn đề, những cản trở đối với người phụ nữ trên con đường tiếnđến bình đẳng giới.5.2 Tác động của các phong trào, hội nghị thế giới và của bối cảnhkinh tế xã hội mới đối với phát triển nghiên cứu về giới trong thậpniên 90. Các hội nghị thế giới có tác động mạnh mẽ nhất đến sựphát triển nghiên cứu về giới là hội nghị thế giới về dân số và pháttriển Cairo năm 1994 và nhất là hội nghị thế giới về phụ nữ lầnthứ tư ở Bắc Kinh năm 1995. Lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam cóđược một đoàn đại biểu đông đảo đến gần 150 người, với thànhphần rất đa dạng, bao gồm nhiều người trong các lãnh vực hoạtđộng khác nhau. Phụ nữ TP.HCM cũng có dịp tham gia đông đảovào sự kiện này.Từ sau hai hội nghị ấy, những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến32khoa học về giới đã trở nên quen thuộc hơn. Truyền thông, báo chí đãđóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá những kiến thức này.•Cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe từ góc độ khoahọc xã hội, sức khỏe cộng đồng đã được hiểu và được chú ýphát triển.•Các khái niệm sức khỏe sinh sản, quyền của phụ nữtrong việc lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinhđược phổ biến rộng rãi hơn nhờ các chương trình huấn luyện vàtruyền thông về dân số. Sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chínhphủ vào các chương trình phát triển đã góp phần phổ biến nhữngcách tiếp cận mới các vấn đề phát triển, trong đó vai trò của phụnữ như là chủ thể phát triển luôn được nhấn mạnh. Nhiều lớphuấn luyện được tổ chức tại các địa phương, nhiều kinh nghiệmtăng cường sự tự chủ về kinh tế và quyền lực của phụ nữ đã đượcchuyển giao. Sau một thời gian mở cửa, sự giao lưu, trao đổi giữanhững nhà nghiên cứu Việt Nam và cộng đồng khoa học vùngĐông Nam Á và thế giới được tăng cường. Các nhà nghiên cứutrẻ tuổi bắt đầu có điều kiện theo học các chương trình chính quyvề phụ nữ học và về giới ở nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi, nhiều vấn đề liên quanđến sức khỏe phụ nữ bộc lộ rõ hơn, và có những vấn đề vừanghiêm trọng vừa cấp bách như tình trạng phá thai của lứa tuổi vịthành niên, nhiễm HIV/AIDS, nạn mãi dâm, buôn bán phụ nữ vàtrẻ em. Tình trạng này đòi hỏi những người hữu quan, các nhà33
Nguồn: https://dayhocdan.edu.vn
Danh mục: Thông Tin