Âm nhạc một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của mình đối với não bộ. Các nhà nghiên cứu cho thấy vừa học vừa nghe nhạc sẽ giúp tăng gấp đôi hiệu quả học tập so với việc học tập trong yên tĩnh tuyệt đối.
Smith, người đứng đầu nghiên cứu nhận thấy rằng những ai nghe nhạc jazz của Jackson khi học hoặc mở nhạc nền tương tự trong các kỳ ôn thi sẽ nhớ trung bình 21 từ vựng trong bài kiểm tra. Giá trị này cao gấp đôi so với những người nghe Jackson trong quá trình học nhưng sau đó lại được chuyển sang nghe nhạc Mozart hoặc không nghe nhạc trong các kỳ thi.
Bạn đang xem: Moở Nhạc Khi Học
Trong hầu hết các gia đình, các bậc cha mẹ luôn tin rằng một môi trường “yên tĩnh” khi con đang học là điều cần thiết để giúp con tập trung. Nhưng một môi trường như vậy có thực sự cải thiện được hiệu quả học tập của trẻ? Hay nó sẽ chỉ khiến trẻ dễ buồn ngủ và khó phát sinh khả năng sáng tạo? Trên thực tế, một môi trường yên tĩnh có xu hướng làm chậm suy nghĩ của trẻ, có thể khiến trẻ buồn ngủ và khó tập trung hơn theo thời gian. Nếu cho trẻ vừa học vừa nghe bản nhạc yêu thích nó có thể giúp trẻ ổn định cảm xúc và cải thiện tình trạng học tập! Ngay cả trong một môi trường hơi ồn ào một chút, lối tư duy cũ vẫn có thể bị phá vỡ và nảy sinh những ý tưởng hoặc hướng tư duy mới!
Môi trường học tập quá yên tĩnh có thể không có lợi
Nhà tâm lý học Steven M. Smith đã thực hiện một số thí nghiệm thú vị nhất trong lĩnh vực này. Chi tiết của một trong những thí nghiệm đáng được chú ý cho thấy cách các nhà khoa học đo lường và suy nghĩ về cái gọi là tín hiệu theo ngữ cảnh.
Năm 1985, nhà tâm lý học Smith thuộc trường Đại học Texas A&M tập hợp 54 sinh viên trong lớp Nhập môn Tâm lý học và yêu cầu họ nghiên cứu một danh sách gồm 40 ký tự. Smith chia học sinh thành ba nhóm: Một nhóm học trong môi trường yên tĩnh, nhóm còn lại mở bản nhạc jazz “Man Let the World Go” của Milt Jackson làm nhạc nền, và nhóm thứ ba nghe bản concerto cho piano số 14 của Mozart bằng hợp âm Đô trưởng. Khi các đối tượng bước vào lớp học được chỉ định, nhạc đã được phát và họ không được biết trước âm nhạc có liên quan đến thí nghiệm. Họ dành 10 phút vừa học vừa nghe nhạc để ghi nhớ danh sách từ vựng được giao và sau đó rời đi.
Hai ngày sau, các học sinh trở lại lớp học và làm một bài kiểm tra không báo trước để xem họ có thể ghi nhớ bao nhiêu từ. Nhưng lần này, Smith đã cho điều chỉnh nhạc nền. Ông chia nhỏ lớp học của 3 nhóm ban đầu thành ba nhóm nhỏ hơn. Một số người đã từng nghe nhạc jazz vẫn làm bài kiểm tra với nhạc jazz, những người khác chuyển sang nghe nhạcMozart; và một số làm bài kiểm tra trong môi trường yên tĩnh. Điều này cũng tương tự đối với những sinh viên ban đầu nghe Mozart hoặc trong môi trường yên tĩnh, nghĩa là một số làm bài kiểm tra trong cùng một nền nhạc, và một số chuyển sang hai nền nhạc còn lại. Mọi thứ khác vẫn giữ nguyên.
Mọi thứ đều giống nhau, ngoại trừ điểm số
Smith nhận thấy rằng những người nghe nhạc jazz của Jackson khi học và cũng có nhạc nền tương tự trong các kỳ thi nhớ trung bình 21 từ vựng. Giá trị này cao gấp đôi so với những người nghe Jackson trong quá trình học nhưng sau đó lại được chuyển sang nghe nhạc Mozart hoặc không nghe nhạc trong các kỳ thi. Trong một tình huống tương tự, những người nghe Mozart trong quá trình học của họ có số từ nhớ được trong bài thi dưới nền nhạc Mozart gần như gấp đôi so với những người làm bài thi dưới nền nhạc jazz hoặc trong môi trường yên tĩnh. Điều cần tóm lược ở đây là gì?
Đối với tất cả những ai học và thi trong cùng một môi trường, nhóm “yên tĩnh” là nhóm cho kết quả kém nhất. Trung bình, lượng từ vựng mà họ nhớ được chỉ bằng khoảng 1/2 so với nhóm “jazz-jazz” hoặc nhóm “cổ điển-cổ điển”.
Xem thêm : Học đàn Bầu
Điều này thực sự kỳ lạ và nó đặt ra một câu hỏi bất ngờ khác rằng: Liệu sự yên tĩnh có cản trở trí nhớ theo một cách nào đó không?
Phản biện của các nhà khoa học khác
Các nhà tâm lý học đến từ Đại học Lancaster (Anh), Đại học Central Lancashire (Anh) và Đại học Gävle (Thụy Điển) đã có một phản biện đi ngược lại với ý kiến cho rằng vừa học vừa nghe nhạc cho hiệu quả sáng tạo và tiếp thu tốt hơn. Bài nghiên cứu của họ được đăng trên Applied Psychology: An International Review cho rằng vừa nghe nhạc vừa làm việc hay học tập không chỉ không giúp ích mà còn có thể làm giảm đáng kể khả năng sáng tạo.
Trong khi đó, sự yên tĩnh mới là yếu tố vàng khi một người thực hiện nhiệm vụ sáng tạo, theo Medical News Today.
Về vấn đề này, tiến sĩ Neil McLatchiethis thuộc khoa Tâm lý học, Đại học Lancaster, đồng tác giả nghiên cứu từng phát biểu: “Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về hiệu suất làm việc khi bật nhạc nền so với điều kiện yên tĩnh”.
Phần lớn các nhà tâm lý học đồng ý rằng nghe nhạc nền là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ sáng tạo như vẽ, nhưng đối với kiểu sáng tạo khác như sáng tạo lời nói nó có thể gây bất lợi chứ không giúp ích. Điều này đúng với các loại nhạc khác nhau dù là bản nhạc âm hưởng hiện đại hay cổ điển.
Là cha mẹ, khi theo sát chuyện học của con, nhiều người cũng rất băn khoăn về vấn đề này. Con có thói quen nghe nhạc khi học vì điều đó khiến con vui nhưng thực sự nó có giúp ích gì không?
Nguồn: https://dayhocdan.edu.vn
Danh mục: Thông Tin