Thừa…
Gọi là “thừa”, vì có người bảo là dân ta có khoái đi nghe nhạc giao hưởng và opera đâu, chương trình thì ít, vé thì đắt. Điều này thì đúng một phần. Hà Nội đang có 2 phòng hòa nhạc tại Học viện Âm nhạc (1 to, 1 nhỏ) và 1 Nhà hát Opera vừa để dựng opera vừa có thể cho dàn nhạc giao hưởng chơi. Như vậy là cũng vừa đủ chuẩn cho một thành phố, xây thêm thì có vẻ cũng thừa thật. Nhưng Nhà hát Lớn thì âm thanh không đủ tiêu chuẩn, reverb time (thời gian vang) là 1s, trong khi để RT cho một nhà hát tiêu chuẩn (để hay) là từ 1,8s đến 2,2s. Phòng nhỏ 500-600 chỗ như Nhà hát Lớn thì 1,5 – 1,7s thì cũng tạm chấp nhận được. Nhưng 1s thì quá thấp và người ta gọi là âm thanh bị khô, tức âm thanh ít vang và có cảm giá bị hút mất. Bản thân nghệ sĩ khi chơi ở trên sân khấu cũng có cảm giác rất mệt vì phải gắng sức để tạo âm thanh to hơn. Chính vì vậy mà khi nghệ sĩ cello Rostropovich đến Việt Nam, sau khi tập thử ở Nhà hát Lớn, ông đã đề nghị đổi địa điểm và chọn Cung Hữu nghị Việt Xô.
Bạn đang xem: Nhà Hát Nhạc Viện Hà Nội
Phòng hòa nhạc lớn của nhạc viện thì rộng hơn, nhiều ghế hơn nhưng lại không có hố nhạc và sân khấu để dựng vở opera mà chỉ có thể biểu diễn dàn nhạc. Âm thanh cũng khá, Reverb time thì cao hơn của Nhà hát Lớn nhưng âm thanh cũng chưa được tối ưu, phía trên sân khấu có các tấm phản âm có thể điều chỉnh được nhưng lại không có người am hiểu để căn chỉnh thường xuyên cũng là điều đáng tiếc. Chi phí thuê phòng hòa nhạc cũng rẻ hơn của Nhà hát Lớn rất nhiều, tuy nhiên thiếu vị trí cũng như thương hiệu như Nhà hát Lớn. Bởi thế nên ở Hà Nội đang thiếu nhà hát có âm thanh tiêu chuẩn để biểu diễn, và để làm âm thanh cũng phải dễ.
Xem thêm : Magic Music Nhạc Viện Hà Nội
Ngoài ra còn một vấn đề nữa mang tính thiếu đồng bộ. Ở châu Âu, mỗi một dàn nhạc lớn đều có một nhà hát riêng, tức trụ sở của dàn nhạc ở ngay cùng nhà hát, việc tập luyện và biểu diễn rất tiện lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí. Thì ở Việt Nam, hai dàn nhạc lớn nhất là VNSO ở Hà Nội và HBSO ở TP. Hồ Chí Minh đều không có nhà hát riêng. Tập 1 nơi và diễn 1 nơi khiến chất lượng không phải lúc nào cũng được như ý. Mỗi lần biểu diễn phải thuê xe chở đạo cụ rất tốn kém, vậy mà duy trì được giá vé vài trăm nghìn thì là… quá rẻ. Ở nước ngoài, một chương trình độc tấu hay thính phòng có vài nghệ sĩ thì giá vé có thể vài chục USD, nhưng khi đã có dàn nhạc thì tính bằng trăm đô la, và nếu có thêm cả hợp xướng thì vô cùng đắt. Đương nhiên rồi, càng nhiều nhạc công thì giá phải đắt cũng là hợp lý. Vậy mà giao hưởng Mahler nghìn người hay giao hưởng số 9 của Beethoven có thêm hợp xướng thì giá vé vẫn chỉ đắt nhất 700.000 đồng. Chúng ta cần thấy may mắn vì đang ở Việt Nam.
… mà thiếu
Nhiều người nói chương trình âm nhạc cổ điển ở Việt Nam ít là hoàn toàn không đúng. Ai quan tâm thì có thể cập nhật lịch hòa nhạc liên tục tại đây: https://nhaccodien.vn/cac-su-kien. Chẳng hạn, 2 tháng 6 và 7 là 2 tháng hè, vốn không nhiều chương trình so với các tháng khác, nhưng chương trình biểu diễn nhạc cổ điển vẫn khá dày đặc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để thuê Nhà hát Lớn với giá trăm triệu, kể cả ở phòng hòa nhạc lớn của Học viện Âm nhạc có giá rẻ hơn một nửa. Phòng hòa nhạc có tần suất sử dụng cao nhất là phòng hòa nhạc nhỏ của Học viện Âm nhạc có giá thuê khá hợp lý nên thường được các trung tâm âm nhạc thuê biểu diễn nội bộ. Trước đây còn 1 phòng hòa nhạc nữa là ở L’espace tại 24 Tràng Tiền, tuy là phòng đa năng nhưng thường xuyên có các buổi hòa nhạc cổ điển có giá vé rẻ, và thường cháy vé do có được vị trí đẹp. Giá thuê tại đây cũng ngang với phòng hòa nhạc nhỏ của Học viện Âm nhạc. Tuy nhiên, L’espace hiện đã chuyển đến địa điểm mới mà không có phòng đa năng tổ chức hòa nhạc nữa. Ngoài ra, Viện Goethe có một phòng đa năng, âm thanh cũng khá hay và hỗ trợ kỹ thuật tốt, tuy nhiên không gian lại quá nhỏ.
Xem thêm : Giáo án âm Nhạc Dạy Hát Khuôn Mặt Cười
Trong khi ngoài lịch hòa nhạc của các dàn nhạc lớn ra thì nhu cầu để biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ trẻ độc lập là rất cao. Nhưng chi phí thuê phòng nhỏ của Học viện Âm nhạc hay tại L’espace cũng vẫn còn cao cho một nghệ sĩ độc lập. Một nền văn hóa phát triển cần có những nghệ sĩ giỏi, nghệ sĩ giỏi cần được thực hành biểu diễn trước đông người thường xuyên. Họ cần những phòng biểu diễn nhỏ khoảng 100 – 200 chỗ, chi phí thuê vài triệu, vé bán từ 100.000 – 200.000 đồng thì nghệ sĩ đã có thể thu nhập được bằng chính nghề của mình, và khán giả dễ dàng được tiếp cận với nghệ thuật. Hiện nay, các nhóm nghệ sĩ độc lập tuy rất nhiệt tình tổ chức các chương trình hướng đến cộng đồng, tạo ra tầng lớp khán giả mới đều phải biểu diễn tại các quán cafe nhỏ, âm thanh không đủ chất lượng, chỗ ngồi hạn chế. Có thể kể đến nhóm Schubert in the Mug hay biểu diễn tại quán cafe Tranquill và quán trà Tita Art, nhóm kèn đồng Hanoi Brass Community hay biểu diễn tại Manzi, nhóm Operaphilia biểu diễn tại các điểm khác nhau như trung tâm triển lãm VCCA, tổ hợp Complex 01 hay Nhà thờ Lớn…
Không những âm nhạc cổ điển mà các nhóm nhạc cụ dân tộc cũng có nhu cầu tương tự. Điểm chung của các loại hình âm nhạc này là sử dụng âm thanh tự nhiên được cộng hưởng mà không qua hệ thống âm thanh, nếu phải sử dụng thì kỹ sư âm thanh phải biết cách làm tăng cường âm (ascoutic enhancement), tức là làm âm thanh to hơn cho không gian rộng lớn hoặc vang đến các “điểm chết” nhưng vẫn kết hợp được âm thanh tự nhiên của nhạc cụ hay giọng hát, chứ không dùng hoàn toàn âm thanh qua hệ thống micro và loa. Ở Việt Nam hầu như không có các kỹ sư âm thanh có khả năng làm việc này, một số buổi hòa nhạc tại Việt Nam biến thành thảm họa sau khi qua các hệ thống loa như vậy.
Bởi thế, xây một nhà hát lớn thì Hà Nội thừa nhà hát nhưng lại vẫn thiếu nơi cho nghệ sĩ biểu diễn. Các nhà hát hay phòng hòa nhạc lớn trên thế giới thì thường có nhiều gian phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Gian lớn cho dàn nhạc hay opera, gian nhỏ cho chương trình thính phòng, độc tấu. Cái mà Hà Nội cần là nhiều phòng hòa nhạc nhỏ nhưng chất lượng âm thanh đủ tốt ở các quận khác nhau. Đó thật ra chính là các nhà văn hóa quận hay nhà văn hóa phường, tuy nằm ở các vị trí đẹp nhưng rất tiếc lại thiết kế theo kiểu hội trường. Trong khi để làm âm học ở mức đủ tốt để biểu diễn âm nhạc ascoutic cũng không phải là quá tốn kém. Hoặc mỗi khu đô thị của các tập đoàn lớn cũng có thể làm 1 đến 2 phòng biểu diễn nhỏ như vậy để nâng cao dân trí. Phòng hòa nhạc không nhất thiết cần diện tích riêng mà có thể tích hợp vào trong một tòa nhà lớn.
Phòng hòa nhạc thiếu, phòng thu âm có âm học tốt cũng không có. Hiện nay cũng đã có cá nhân bắt đầu xây dựng một phòng biểu diễn quy mô nhỏ, chất lượng âm học tốt cho những nghệ sĩ trẻ thuê với giá thấp để biểu diễn cũng như thu âm, tổ chức workshop, không chỉ biểu diễn mà sau hòa nhạc còn có không gian cho mọi người yêu nghệ thuật giao lưu kết nối để tăng cường cộng đồng nghệ sĩ, khán giả.
Nguồn: https://dayhocdan.edu.vn
Danh mục: Đào Tạo